Blog

Văn hoá doanh nghiệp là gì? Chuyên gia khuyến nghị 9 cách cải thiện.

Văn hoá doanh nghiệp được ví như đời sống tinh thần, là linh hồn của doanh nghiệp. Xây dựng văn hoá công ty thành công giúp tạo ra môi trường làm việc gắn kết, hạnh phúc, hiệu suất và tăng tính cạnh tranh trên thương trường. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ chi tiết về văn hoá doanh nghiệp cũng như 9 lời khuyên từ chuyên gia để xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ bình thường lên tốt, từ tốt lên vĩ đại.

1. Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, nguyên tắc, niềm tin, thói quen và hành vi được xây dựng và thực hành thường xuyên trong một tổ chức. Đời sống tinh thần của doanh nghiệp được hình thành từ đây, bao gồm các mối quan hệ nội bộ, sự gắn kết nhân viên, và một môi trường làm việc lành mạnh, tích cực.

Văn hoá doanh nghiệp phản ánh chính xác tính cách, giá trị và mục tiêu của mỗi doanh nghiệp, đồng thời tạo nên hình ảnh và nhận diện thương hiệu riêng biệt cho doanh nghiệp đó.

2. Tại sao văn hoá doanh nghiệp lại quan trọng?

Văn hoá doanh nghiệp là nền tảng quyết định sự gắn bó của nhân viên, khách hàng hay ngược lại. Một văn hoá mạnh là nơi mà giá trị con người được ưu tiên hàng đầu thay vì doanh thu hay sản lượng. Ngoài ra, văn hoá doanh nghiệp giúp thúc đẩy những yếu tố sau:

  • Tạo ra sự nhất quán: văn hoá rõ ràng giúp mọi người hiểu và tuân thủ những nguyên tắc làm việc chung, đảm bảo sự nhất quán trong phối hợp công việc và thúc đẩy hiệu suất cao hơn.
  • Kết nối đồng nghiệp: Văn hoá tích cực đem lại không gian và thời gian làm việc sảng khoái, thoải mái, tăng mức độ hài lòng, do đó tạo ra sự gắn bó và cam kết của nhân viên với tổ chức.
  • Khắc hoạ tính cách thương hiệu: Một văn hoá doanh nghiệp độc đáo có thể gây ấn tượng tích cực, giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng, nhà đầu tư, và nhân tài đồng hành lâu dài.
  • Cải thiện tính cạnh tranh: Văn hoá lành mạnh góp phần tạo ra một nền tảng thúc đẩy sự sáng tạo, không ngại thay đổi và tinh thần cạnh tranh trong tổ chức. Từ đó giúp đẩy mạnh khả năng thích nghi và phát triển trong môi trường kinh doanh nhiều thử thách.

Có thể bạn quan tâm:

5 chiến lược cải thiện làm việc nhóm hiệu quả

Tinh thần đoàn kết giúp cải thiện văn hóa doanh nghiệp

Tinh thần đoàn kết giúp cải thiện văn hóa doanh nghiệp và hiệu suất công việc 

3. Những tính từ thông dụng mô tả một doanh nghiệp?

Phản hồi của khách hàng hay đối tác là những tín hiệu quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp phân tích và nhận biết những vấn đề cần cải tiến để có được sự trung thành từ họ.

Sau đây là một số tính từ thường được sử dụng để nói về một doanh nghiệp:

  • Chuyên nghiệp: ngầm chỉ đội ngũ nhân viên có chuyên môn sâu, thái độ tận tâm, trách nhiệm, luôn nỗ lực để mang lại chất lượng dịch vụ và sản phẩm tốt nhất.
  • Thân thiện: Thái độ dễ mến, gây thiện cảm và luôn sẵn sàng hỗ trợ. Tôn trọng khách hàng và mọi người xung quanh.
  • Sáng tạo: Doanh nghiệp thường xuyên đưa ra ý tưởng mới nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và thích nghi trong bối cảnh kinh doanh thay đổi nhanh chóng.
  • Tính đồng đội: Thể hiện một môi trường làm việc hỗ trợ và đoàn kết, trong đó sự hợp tác và chia sẻ thông tin được thực hành thường xuyên.
  • Linh hoạt: đề cập đến khả năng thích nghi vững vàng với các thay đổi trong môi trường kinh doanh hay các thử thách xảy ra trong cuộc sống.

4. Cách thức mô tả văn hoá của một doanh nghiệp?

Trong thực tế, doanh nghiệp thường sử dụng các cách thức sau đây để xây dựng và biểu hiện tính cách của mình:

4.1. Sứ mệnh

Bạn cần xác định được công ty mong muốn đạt được mục tiêu gì? Đó có phải là sự đổi mới thế giới, trải nghiệm khách hàng tốt nhất hay chất lượng sản phẩm vượt trội? Tuyên bố sứ mệnh nhằm xác định những giá trị cốt lõi và đảm bảo mọi thành viên hiểu rõ để thực hiện.

4.2. Giá trị

Niềm tin vào các giá trị và đạo đức sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh quan trọng trong cuộc sống công sở hàng ngày. Các giá trị sau đây thường được nhấn mạnh bởi nhiều tổ chức:

  • Tư duy phát triển
  • Tôn trọng và công bằng
  • Làm việc nhóm
  • Tính đa dạng
  • Cân bằng gia đình và công việc
  • Gắn kết nhân viên
  • Cơ hội thăng tiến,
  • Giá trị cộng đồng
  • Kết qủa công việc

Một giá trị đạo đức mạnh mẽ sẽ giúp bạn vừa đảm bảo lợi ích của công ty, đồng thời đóng góp cho xã hội những sản phẩm và dịch vụ tương xứng.

4.3. Tầm nhìn

Doanh nghiệp thể hiện một tầm nhìn thống nhất về sự thành công và mục tiêu của doanh nghiệp thông qua truyền thông nội bộ, trong đó truyền đạt rõ ràng và thường xuyên những thông điệp chính đến nhân viên.

4.4. Môi trường làm việc

Tạo ra môi trường thân thiện, sáng tạo, khuyến khích sự tương tác nhằm nâng cao sự gắn kết, hạnh phúc của nhân viên, giúp nhân viên phát triển cá nhân và phối hợp công việc cùng các đội nhóm.

4.5. Xây dựng bộ quy tắc làm việc

Quy tắc và quy định được thiết lập rõ ràng để tạo sự nhất quán và tuân thủ trong cách làm việc và quy trình của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:

6 cách thức hiệu quả giúp thúc đẩy tinh thần của nhân viên

Thông điệp văn hóa doanh nghiệp được truyền thông định kỳ 

Thông điệp văn hóa doanh nghiệp được truyền thông định kỳ đến nhân viên

5. Thực hành văn hoá doanh nghiệp

Khi đã xác định được hệ giá trị phù hợp, bạn có thể cụ thể hoá bằng cách xây dựng một bộ quy tắc, quy định, giá trị và mục tiêu phù hợp với văn hoá mục tiêu của mình.

5.1. Đo lường văn hoá công ty:

Chuẩn bị những thông điệp bạn muốn truyền tải, tìm hiểu quan điểm của các thành viên đội nhóm để bao quát những vấn đề mà bạn có thể đã bỏ sót; Đánh giá sự tiếp thu những giá trị mới mà bạn đang cố gắng nuôi dưỡng; và tiến hành thu thập ý kiến về cách cải thiện văn hoá công ty theo định kỳ.

5.2. Tạo sự đồng thuận:

Thúc đẩy sự tham gia và góp ý của nhân viên trong các quyết định quan trọng và việc xây dựng các quy trình chính của doanh nghiệp.

5.3. Tôn trọng và công bằng:

Tiến tới xây dựng một môi trường công bằng và tôn trọng nhân viên, giúp họ yên tâm cống hiến, khơi gợi sự phấn đấu, tăng độ hài lòng và thêm gắn bó với tổ chức.

5.4. Đánh giá hiệu suất:

Đảm bảo nhân viên nắm rõ các tiêu chí đánh giá rõ ràng, minh bạch và công bằng, đồng thời luôn phản hồi nhanh chóng các nguyện vọng của họ và trao cho họ các cơ hội phát triển.

5.5. Trở thành biểu tượng thực thi văn hóa:

Người quản lý tự thực hành những thói quen đến từ văn hoá và niềm tin của họ, chẳng hạn như sự thân thiện, cởi mở và luôn sẵn lòng giúp đỡ để nêu gương.

5.6. Cải thiện phúc lợi nhân viên

Thực hiện những đổi mới nhằm nâng cao phúc lợi của nhân viên như quyết định mở rộng thêm tiện ích, giao lưu hàng tháng, tổ chức sinh nhật nhân viên hay triển khai những công nghệ mới giúp làm việc nhóm hiệu quả hơn.

Những buổi giao lưu giúp xây dựng kết nối

Những buổi giao lưu giúp xây dựng kết nối giữa đồng nghiệp 

6. 9 Bước để cải thiện văn hoá doanh nghiệp

Đầu tiên, bạn cần đo lường văn hoá doanh nghiệp hiện tại, sự kết nối giữa các giá trị và sự nhất quán, thực hiện xuyên suốt của các thành viên có được đảm bảo không. Bởi vì đôi khi, sự thực hiện không đúng có thể mang đến nhiều mối hại hơn là lợi ích. Sau đây là một số cách giúp cải thiện văn hoá doanh nghiệp để bạn tham khảo:

6.1. Xây dựng đội ngũ có cùng giá trị và mục tiêu

Kỹ năng mềm là một giá trị quan trọng của nhân viên. Chúng ta luôn có thể sử dụng robot để đảm nhiệm các nhiệm vụ khô khan, công thức nhưng lại hầu như không thể tác động vào tính cách một con người. Do đó, khi tìm công sự, hãy cố gắng hiểu rõ các giá trị cá nhân của họ, niềm tin và cách họ tương tác với người khác để đưa ra lựa chọn đúng cho tổ chức của mình.

6.2. Gắn các giá trị đã xây dựng vào công việc hàng ngày

Lý tưởng nhất là người đứng đầu thực hành thường xuyên các giá trị và văn hoá một cách sống động trong quá trình làm việc, thông qua các cuộc họp và giao lưu định kỳ, hay quá trình hướng dẫn nhân viên mới. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhân viên và thúc đẩy họ tự giác thực hành các giá trị văn hoá đã được truyền thông mạnh mẽ trong tổ chức. Những giá trị này cần nhất quán về biểu hiện cả trong khi làm việc và khi giao lưu bên ngoài, cả trong đời sống thực và các biểu hiện trên các mạng xã hội.

6.3. Khuyến khích tương tác

Những phản hồi từ phía nhân viên giúp công ty hiểu rõ hơn về tâm tư, nguyện vọng và giải quyết vấn đề một cách thấu đáo, làm tăng độ hài lòng của họ. Đây là kênh liên lạc sống động, tích cực thay cho những phần mềm quản trị hiệu suất, lương thưởng khô khan và có tác động tích cực trong việc xây dựng một môi trường làm việc giàu văn hoá và tích cực.

6.4. Thích nghi với những thay đổi

Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, nhiều cách làm truyền thống đã không còn hiệu quả. Để luôn bắt kịp với sự thay đổi, văn hoá công ty cũng cần linh hoạt. Để chuẩn bị tốt nhất cho điều này, hãy xây dựng những nguyên tắc tốt nhất có tầm nhìn dài hạn, tránh những nguyên tắc chỉ có lợi trong ngắn hạn và chuẩn bị trước cho các phương án triển khai những hệ giá trị này theo những định hướng phù hợp nhất.

6.5. Thay đổi những giá trị lỗi thời

Hãy biến những giá trị văn hoá chưa hiệu qủa thành cơ hội để cải thiện. Theo Harvard Business Review, có 4 phương pháp để thay đổi:

  • Phân tích các vấn đề hiện tại và xác định nét văn hoá mới mà bạn muốn hình thành
  • Tìm kiếm các nhà lãnh đạo mới phù hợp với văn hoá mục tiêu. Tận dụng khả năng thực thi và kỹ năng lập chiến lược để tạo ra thay đổi
  • Trò chuyện thường xuyên về văn hoá, nhấn mạnh sự thay đổi để có sự tiếp nhận và ngấm dần.
  • Cuối cùng là thực hiện sự thay đổi bằng tổ chức thông qua sắp xếp cấu trúc, hệ thống và quy trình để hỗ trợ những cải tiến văn hoá mà bạn đang muốn phát triển.

6.6. Thưởng hiệu suất công việc

Bên cạnh giá trị vật chất, phần thưởng là sự ghi nhận lớn nhất cho sự trưởng thành, thành tựu trong công việc và phát triển cá nhân, và do đó cũng mang lại niềm vui to lớn. Phần thưởng mang đến động lực, sự hứng phấn và điều này cũng góp phần xây dựng văn hoá doanh nghiệp hiệu quả.

6.7. Ghi nhận đóng góp cá nhân

Theo tháp nhu cầu Maslow, sau khi được đáp ứng các nhu cầu cơ bản như thức ăn, chỗ ở, môi trường an toàn, nhân viên cũng cần đáp ứng các nhu cầu về tinh thần. Tại nơi làm việc, điều đó có nghĩa là nhận được sự công nhận cho những đóng góp của họ trong công ty. Khi được ghi nhận, họ có xu hướng yêu công việc, yêu tổ chức. Họ luôn sẵn sàng hợp tác và đóng góp các ý kiến cá nhân để xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Ngoài ra, cách ghi nhận hiệu quả còn khuyến khích thành công cá nhân và tinh thần đồng đội.

6.8. Tinh thần đoàn kết

Đây là một trong những nét văn hoá quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu suất của các dự án làm việc nhóm. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc biến tinh thần đoàn kết thành một đặc điểm nổi trội tại môi trường làm việc. Điều này có thể thực hiện thông qua những không gian làm việc năng động, nhiều tương tác và cung cấp các hoạt động ngoại khoá nhằm tăng cường tính đoàn kết giữa các đội nhóm.

6.9. Cân bằng cuộc sống - công việc

Tăng cường phúc lợi của nhân viên, tin tưởng họ và cho phép họ linh hoạt trong lịch trình làm việc là một cách tuyệt vời để thúc đẩy lòng trung thành. Đội ngũ hạnh phúc, mạnh khoẻ cũng giúp cải thiện văn hóa công sở rất nhiều. Điều này có thể thực hiện thông qua mô hình làm việc kết hợp từ xa và tại văn phòng. Nhân viên được tự chon giờ làm, trong khi họ cảm nhận được sự tin tưởng, bản thân có giá trị và được tôn trọng.

Có thể bạn quan tâm:

Cho thuê văn phòng trọn gói

Môi trường làm việc tích cực mang lại sức khỏe và niềm vui cho nhân viên

Môi trường làm việc tích cực mang lại sức khỏe và niềm vui cho nhân viên 

7. 5 ví dụ về văn hoá doanh nghiệp nổi bật

7.1. Google

Với phương châm thay đổi thế giới, Google tạo ra môi trường làm việc sáng tạo, thúc đẩy tư duy đột phá và thời gian tự do cho nhân viên. Vì vậy, nói đến Google là nhắc đến một văn hoá nổi tiếng về sáng tạo và đổi mới.

7.2. Zappos

Luôn hướng tới khách hàng, đặt khách hàng là nhân tố quan trọng nhất và cam kết với dịch vụ chất lượng tốt nhất, Zappos xây dựng một văn hoá nổi tiếng về dịch vụ khách hàng đỉnh cao, luôn tận tâm phục vụ.

7.3. Netflix

Đặt niềm tin vào sự tự kiểm soát và trách nhiệm cá nhân của nhân viên, Netflix thường xuyên khuyến khích nhân viên đóng góp ý tưởng và đảm bảo rằng chỉ những người tài năng nhất sẽ được tuyển dụng và giữ chân.

7.4. Southwest Airlines

Thể hiện tinh thần đồng đội và dịch vụ thân thiện, Southwest Airlines tạo nên một văn hoá quan tâm đến nhân viên và khách hàng một cách nhất quán. 

7.5. Patagonia

Hướng đến cam kết bảo vệ môi trường và tạo ra những giá trị tích cực đến cộng đồng, Patagonia xây dựng một văn hoá doanh nghiệp mạnh mẽ về trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cộng đồng.

Văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xác định bản sắc và thành công của một tổ chức. Văn hoá DN mạnh mẽ không những giúp xây dựng một môi trường bên trong thân thiện, gắn kết, hạnh phúc và hiệu suất mà còn giúp thương hiệu khẳng định vị thế, tăng cường tính cạnh tranh trên thương trường.

Tham khảo: https://www.mspaceoffice.com/



Một thương hiệu thuộc Tập đoàn MUNDUS STONES